Chuẩn mực là gì?

Mỗi cá nhân sống và làm việc đều cần tuân theo những chuẩn mực nhất định trong cuộc sống. Chuẩn mực là gì? là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu nội dung qua bài viết để hiểu hơn về vấn đề trên.

Nguồn gốc của chuẩn mực?

Trước khi giải đáp Chuẩn mực là gì chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của chuẩn mực để hiểu hơn về vấn đề. Có thể thấy từ xưa đến nay mỗi cá thể không tồn tại độc lập đơn lẻ mà cần có mối quan hệ xã hội nhất định.

Có thể là mối quan hệ trong gia đình, nhà trường hay rộng hơn là mối quan hệ ngoài xã hội. Trong đó cấu trúc xã hội phức tạp và mỗi cá nhân thường xuyên phải thực hiện các hành vi xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay lợi ích của mình. Đối với mỗi quan hệ thì cá nhân phải có những hành vi ứng xử khác nhau, tức họ phải tuân theo những quy tắc, yêu cầu và những đòi hỏi của quan hệ đó.

Mặc dù con người luôn có xu hướng mong muốn thực hiện những hành vi theo ý muốn cá nhân nhưng họ luôn phải đặt mình trong các nhóm hay xã hội nói chung. Chính vì vậy mà những hành vi mà họ thực hiện luôn phải phù hợp với những người xung quanh hay rộng hơn là cộng đồng xã hội. Do đó con người bằng ý chí chung của các nhóm, giai cấp, tầng lớp… đã tạo nên một hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Đó chính là cơ sở khiến cho xã hội hình thành và xuất hiện một hệ thống các chuẩn mực xã hội ra đời.

Chuẩn mực là gì?

Để đưa ra khái niệm chuẩn mực là gì chính xác thì hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể. Thông thường mọi người tự quy ước, đưa ra cách hiểu về phần đa số cách ứng xử, cư xử thành chuẩn mực để cho chúng ta noi theo. Hiểu đơn giản là chuẩn mực có từ đời xa xưa truyền lại, được đa số mọi người thừa nhận và noi theo tạo nên chuẩn mực cho chúng ta ngày nay duy trì và phát huy.

Ngoài ra có thể hiểu chuẩn mực cụ thể hơn qua cách định nghĩa sau: Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.

Có thể thấy chuẩn mực trước hết là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân. Chuẩn mực đã thành hệ thống và được đặt ra làm mục tiêu, làm đích hướng tới của các cá nhân sống và làm việc trong đó.

Ngoài ra,chuẩn mực xã hội cũng không được đề ra một cách chung chung, trừu tượng, mà cần được xác định một cách cụ thể, rõ ràng ở mức độ ít hay nhiều về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của những khía cạnh, chỉ báo liên quan đến hành vi xã hội của mỗi người; bao gồm: cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện.

Mục đích của chuẩn mực xã hội nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.

Đặc trưng của chuẩn mực

Sau khi tìm hiểu chuẩn mực là gì nhiều bạn đọc cũng quan tâm chuẩn mực có những đặc trưng nào.

Một số nét đặt trưng của chuẩn mực gồm:

– Tính tất yếu xã hội: Chuẩn mực xã hội được tạo thành từ ý chí chung của các thành viên, các nhóm, các giai cấp trong xã hội nhằm củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích của họ. Do đó có thể thấy các chuẩn mực xã hội có nội dung phản ánh các quan hệ xã hội, chứa đựng các quy tắc, yêu cầu về mặt xã hội đối với chính hành vi của con người. Sự xuất hiện, hình thành và tồn tại, phát huy vai trò hiệu lực của các chuẩn mực xã hội trong đời sống xã hội ngày càng được coi là có tính khách quan cũng như mang tính tất yếu của xã hội.

– Tính định hướng của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian và đối tượng. Tính định hướng thể hiện sự quy định biểu hiện của chuẩn mực rất rõ ràng và cụ thể hướng tới từng nhóm đối tượng nhất định trong xã hội thực hiện và noi theo. Theo không gian, các chuẩn mực xã hội được xác định có thể chỉ có giá trị, hiệu lực trong một phạm vi không gian xã hội hoặc một khu vực địa lý nhất định. Nếu vượt ra khỏi phạm vi này chúng sẽ không còn vai trò và tác dụng nữa. Theo thời gian thì chuẩn mực ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng như thời kỳ phát triển, vai trò của chuẩn mực lại được biểu hiện khác nhau. Ví dụ trước đây ở Việt Nam chuẩn mực của người phụ nữ là áo dài mặc thường ngày nhưng ngày nay lại không còn phù hợp nữa, thường phụ nữ mặc áo dài vào các ngày lễ hoặc dịp kỉ niệm quan trọng.

– Tính vận động, biến đổi của chuẩn mực xã hội theo không gian, thời gian, giai cấp, dân tộc. Chuẩn mực liên tục vận động, biến đổi đổi và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử loài người. Với mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước và mỗi nhóm xã hội đều có hệ thống các quan hệ xã hội có tính phổ biến, điển hình trong xã hội đó là những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề chuẩn mực là gì thì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

THAM KHẢO THÊM: https://tinbongda.top/

Bài viết Chuẩn mực là gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày TINBONGDA.TOP.



from TINBONGDA.TOP https://tinbongda.top/chuan-muc-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MU chính thức hoàn tất thương vụ chiêu mộ Jadon Sancho

Được Allegri đảm bảo, Paulo Dybala xúc tiến gia hạn hợp đồng

Koeman bị sa thải, Pirlo trở lại ghế HLV?